3 giai đoạn pɦát triển tâm sinɦ lý của bé trai: Cɦa mẹ lơ là, con dễ ɦư ɦỏng

todattn

Nuôi dạy con trai (lẫn con gái) không hề dễ dàng như chơi game, thích thì chơi tiếp không thì dừng lại. Một khi sinh con ra thì cả người cha lẫn người mẹ đều phải gắn với trách nhiệm nuôi dạy đứa bé (có khi đến hết đời).

Đây thực sự là điều khó khăn, buộc họ phải không ngừng học hỏi và rút kinh nghiệm để mỗi ngày tiến bộ hơn với công việc làm cha mẹ.

Nếu nhà nào đủ nếp đủ tẻ, các bố các mẹ sẽ nhận ra nuôi dạy con trai và con gái không hề giống nhau. Nếu các bé gái phải trải qua đến 5 giai đoạn phát triển tâm sinh lý quan trọng thì ở bé trai ít hơn, chỉ 3 giai đoạn.

Tuy nhiên, xuyên suốt 3 giai đoạn này, nếu cha mẹ lơ là, con trai rất dễ trở nên hư hỏng, đặc biệt khi các con ở giai đoạn ”ngựa chứng”, chính là khi dậy thì.

Giai đoạn 1: Từ sơ sinh đến 6 tuổi

Cũng như bé gái, đây là giai đoạn bé trai cần sự gần gũi của cha mẹ như ôm ấp, vỗ về, trò chuyện, bồng bế. Về cơ bản, ở độ tuổi bé bỏng này, con hay có các hành động nhằm thu hút sự chú ý của bố mẹ.

Khi chập chững biết đi, con bắt đầu khám phá thế giới thông qua các hoạt động khác nhau, bé có thể sẽ rất hiếu động, nghịch ngợm và luôn cần sự giúp đỡ, để mắt của cha mẹ.

Theo chuyên gia tâm lý, một số hành vi của cha mẹ trong giai đoạn này quyết định đến sự phát triển tính cách ở bé trai như:

– Nếu một người mẹ bị trầm cảm hay nóng nảy, cáu gắt thì con trai cũng dễ trở nên buồn bực, nóng tính vì những cảm xúc của mẹ thường được truyền sang con.

– Con trai chỉ có thể phát triển lành mạnh, đúng đắn nếu nhận được cả sự quan tâm của cả bố lẫn mẹ. Tình yêu dịu dàng của mẹ giúp con xây dựng sự tự tin.

Bố thường là người có uy trong gia đình nên bố chính là hình mẫu lý tưởng nhất mà trẻ muốn hướng đến. Do đó mà bé trai có xu hướng học cả tính tốt lẫn tính xấu từ bố. Vậy nên bố nhớ bỏ các tật xấu như hút thuốc, uống rượu, nói tục, gia trưởng… bố nhé.

– Khi con 2 tuổi, đây là lúc mẹ cần thiết lập ranh giới trong mối quan hệ với con trai để con sớm ý thức được giới tính của mình. Đồng thời, cha mẹ cũng nên dạy con những kỹ năng tự bảo vệ mình trước người lạ.

Giai đoạn 2: Từ 6 đến 13 tuổi

Đây là độ tuổi các con đã nhận thức rõ ràng về giới tính và các hoạt động của con đều xuất phát từ nhận thức này.

– Con thích chơi các trò chơi vận động và luôn tỏ ra mình là người mạnh mẽ. Đây là điều đáng mừng và cha mẹ cần khuyến khích sự nam tính ở con bằng cách đừng ngăn cản những trò nghịch ngợm của con, miễn là để ý tới sự an toàn của con.

Tuy nhiên, nếu đưa trẻ yêu thích các hoạt động nhẹ nhàng, nữ tính thì cha mẹ cũng nên tôn trọng con. Thay vì cấm đoán một cách cực đoan, cha mẹ hãy hướng con sang các hoạt động vui chơi mang tính chất “con trai” mạnh mẽ để hình thành tính cách cho con.

Nếu con hưởng ứng là điều đáng mừng, cha mẹ nên tiếp tục. Trái lại, nếu con không hào hứng thì cha mẹ nên thuận theo bản năng giới tính của con.

– Đừng ép con phải có sở thích giống bố mẹ, bởi trẻ là cá thể riêng biệt. Thay vào đó, cha mẹ hãy khuyến khích con trai tham gia các hoạt động đa dạng để cuộc sống của con đầy màu sắc với nhiều trải nghiệm thú vị.

– Đừng đặt ra nhiều kỳ vọng dựa trên giới tính, chẳng hạn con trai phải thế này, con trai phải thế kia… Điều đó sẽ làm cuộc sống của con căng thẳng, nặng nề và con dễ trở nên khắt khe, khó chịu với người xung quanh.

– Cha mẹ cũng đừng quên dạy con cách đối phó với những lời chỉ trích, những vấp ngã hay thất bị, cách cư xử thân thiện, hòa đồng với mọi người.

Giai đoạn 3: 14 tuổi trở lên

Đây là giai đoạn tâm lý con có những chuyển biến phức tạp, khiến cha mẹ đau đầu. Do sự thay đổi nội tiết tố, con dễ bực tức và trở nên ương bướng, thích chống đối hơn trước. Con cũng không muốn cha mẹ quan tâm, chăm sóc, để ý quá mức vì con có khuynh hướng thích tự lập.

Nếu con phá vỡ các quy tắc thông thường, cha mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích cho con thấy đúng – sai, phải trái, luôn thể hiện sự tôn trọng con trong từng lời nói. Đừng la mắng con vì điều đó dễ khiến con chống đối và có những hành động nông nỗi trong lúc quá khích như bỏ nhà đi, tìm đến các chất gây hại…

Đặc biệt, người cha nên “kết bạn” với con trai, thường xuyên gần gũi để mang đến cho con những định hướng đúng đắn về tình yêu nam nữ, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản, trách nhiệm của người đàn ông trong thời đại ngày nay.

Leave a Comment