“Cho con chơi thêm 2 phút”: Cách xử trí của 2 bà mẹ mang lại hai cuộc đời khác biệt cho đứa trẻ

todattn

Updated on:

Phản ứng khác nhau của mẹ 20 năm sau mang lại hai kết quả giáo dục khác nhau.

Con cái là tài sản quý báu nhất của ông bà và bố mẹ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người lớn luôn yêu chiều con cái mình quá mức, điều đó chưa hẳn tốt cho đứa nhỏ và cũng làm giảm đi giá trị lời nói, răn dạy của các bậc phụ huynh.

Làm cha mẹ chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Nhiệm vụ của người lớn là phải biết cân nhắc giữa việc đồng ý và từ chối những lời đề nghị của con trẻ. Ở những trường hợp khác nhau, mỗi quyết định của cha mẹ đều thể hiện được phương pháp giáo dục dành cho con cái, đặc biệt là mỗi khi chúng gào thét và khóc lóc.

“Mẹ cho con xin chơi thêm 2 phút nữa.” là một câu nói phổ biến của bao đứa trẻ. Quan trọng là mỗi bà mẹ sẽ phản ứng như thế nào với lời đề nghị này của con.
Một ngày nọ, hai mẹ con Xiaoyun đến thăm nhà người bạn thân. Khi hai bà mẹ nói chuyện, Xiaoyun và cậu bạn (con trai bạn thân của mẹ Xiaoyun) cũng đang xem phim bằng hai chiếc điện thoại. Sau một khoảng thời gian ấn định, Xiaoyun vòi mẹ: “Mẹ ơi, cho con xem thêm 2 phút nữa nhé, chỉ 2 phút thôi.” Lúc này, bà mẹ trẻ nhìn khuôn mặt van xin của con, cô nói: “Vừa nãy con đã hứa với mẹ nửa tiếng, giờ là thêm 2 phút, con không giữ lời hứa với mẹ phải không? Mẹ không cho con xem phim nữa, tự chơi đồ chơi của con đi nào.” Dù bấy giờ đứa trẻ đang khóc khiến cô có một chút mủi lòng, nhưng cô vẫn không suy nghĩ lại. Theo bà mẹ này, việc kiên quyết phản ứng với lời đề nghị của con vừa giúp đứa nhỏ không bị nghiện vào chiếc điện thoại, vừa tập cho con thói quen giữ lời hứa với người khác, và cho con hiểu giá trị lời nói của bố mẹ, sau này sẽ dễ dạy dỗ con hơn.

Chuyện xảy ra đồng thời với cặp mẹ con của bạn thân mẹ Xiaoyun nhưng kết quả lại hoàn toàn trái. Khi con trai cô ấy gào thóc vì muốn tiếp tục chơi với điện thoại, phản ứng của cô làm cho mẹ Xiaoyun đầy bất ngờ. Để ngăn đứa trẻ khóc, cô ấy chấp nhận đưa điện thoại của mình cho đứa trẻ mà không hề nói gì, sau đó tiếp tục quay sang trò chuyện với mẹ Xiaoyun. Ngạc nhiên, mẹ Xiaoyun hỏi người bạn thân: “Cậu làm thế sẽ hình thành thói quen không tốt cho con đấy!”, nhưng trái với sự quan tâm đó, người mẹ vô tâm này trả lời: “Không sao đâu, để nó nín chỉ có cách đó.”

Mười năm sau, nhờ sự giáo dục khuôn phép của mẹ, Xiaoyun tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng và tìm được một công việc ổn định. Ngược lại, đứa trẻ năm xưa đã nghỉ học sau khi tốt nghiệp cấp ba. Qua đó có thể thấy, ở cùng 1 tình huống, với phương pháp dạy dỗ khác nhau của cha mẹ, các con sẽ hình thành các tính cách khác nhau.

Thực tế, không phải lúc nào trẻ khóc cũng có nghĩa là vòi vĩnh. Đôi khi trẻ khóc chỉ để đạt được một ý định nào đó, lúc này cha mẹ nên kiên quyết để không hình thành thói quen xấu cho con. Tuy nhiên, nếu trẻ khóc vì tỏ ra sợ hãi hay khó chịu, cha mẹ nên kiểm tra và dỗ dành trẻ kịp thời. Vậy, phụ huynh phải làm gì khi con khóc?

Kiểm tra cách giao tiếp với trẻ

Khi trẻ khóc, việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là tìm hiểu lí do vì sao trẻ lại như vậy. Từ đó, việc giao tiếp và ngăn chặn cơn khóc cho trẻ sẽ có hiệu quả hơn Đồng thời, cha mẹ nên hướng trẻ đến cách giải quyết và cho chúng biết rằng, khóc không phải là giải pháp cho vấn đề.

Tuân thủ nguyên tắc

Khi trẻ khóc nhằm “dọa” và “ép buộc” cha mẹ phải làm theo ý mình, đó là lúc cha mẹ nên nghiêm khắc với trẻ.

Leave a Comment