5 thua thiệt lớn của trẻ ngủ sau 9h tối so với trẻ ngủ sớm hơn, càng lớn càng khó san lấp

todattn

Nhiều bậc cha mẹ hiện nay ngủ muộn, vô tình thói quen này đã từ từ xâm nhập vào cuộc sống của con cái họ. Về vấn đề này, các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác, vì ngủ đủ giấc là một trong những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển và tăng trưởng khỏe mạnh của trẻ, thể hiện qua những khoảng cách giữa trẻ ngủ sớm và muộn.

Ngủ muộn mang đến những tác hại tiềm ẩn cho trẻ mà cha mẹ không thể ngờ tới. Một số lượng lớn các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, não bộ, cách học tập và hành vi của trẻ em.

Trẻ ngủ sau 9h tối thua thiệt lớn so với trẻ ngủ sớm 5 điều này, càng lớn càng khó san lấp

Giới y học hiện đại thường tin rằng giấc ngủ là một quá trình hoạt động và mục đích là phục hồi năng lượng để thực hiện hành vi nghỉ ngơi, được quản lý bởi hệ thống thần kinh trung ương chịu trách nhiệm về giấc ngủ và sự tỉnh táo.

Trẻ không có khả năng tự chủ, rất khó kiểm soát thời gian ngủ của bản thân một cách ᴆộc lập. cha mẹ phải làm gương để con hình thành thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm. Hậu quả của việc đi ngủ muộn đối với trẻ không chỉ ở chiều cao mà còn những mặt khác:

1. Căng thẳng, cáu gắt

Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ có phản ứng căng thẳng quá mức, cảm thấy mệt mỏi do thiếu ngủ, cáu gắt, khó bình tĩnh, thậm chí có biểu hiện căng thẳng quá mức khiến trẻ không thể ngủ được và trẻ càng thiếu ngủ, tâm trạng sẽ sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Khi xύc động mạnh, huyết áp, nhịp thở và nhịp tim đều tăng nhanh, nếu hưng phấn quá độ theo năm tháng sẽ dẫn đến các bệnh tim mạch như sa van tim. Vì vậy, nếu để trẻ đi ngủ muộn hoặc có thói quen ngủ không khoa học thì tương đương với việc gieo mầm mống bệnh tim mạch cho trẻ. Ngoài ra, trẻ gắt gỏng lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, lớn lên khó trở thành người hiền lành.Ngược lại trẻ ngủ đủ sẽ vui vẻ, tỉnh táo, dễ tiếp thu, dễ tập trung  hơn.

Trẻ ngủ sau 9h tối thua thiệt lớn so với trẻ ngủ sớm 5 điều này, càng lớn càng khó san lấp ảnh 1

2. Chiều cao chênh lệch lớn

Hormone tăng trưởng thường được tiết ra với số lượng lớn từ 9h tối đến 7h sáng hôm sau, nếu không đi ngủ sớm sẽ bỏ lỡ thời điểm tốt để phát triển chiều cao cho trẻ. cha mẹ nào chẳng muốn con mình đi giữa đám đông nổi bật hơn hẳn. Lợi thế về chiều cao sẽ khiến trẻ gây được thiện cảm, cơ hội thành công cũng nhiều hơn. Trẻ hay thức khuya thì thấp ʟùn vì cơ thể không tiết ra đủ hormone tăng trưởng vì đi ngủ trễ. Khoảng cách trẻ ngủ sớm ngủ muộn rõ rệt nhất là ở điểm nảy.

3. Khoảng cách lớn về thể ʟực

Trong khi ngủ, các cơ quan trong cơ thể con người cũng hoạt động với công suất thấp, vì vậy một giấc ngủ ngon có thể giúp các cơ nghỉ ngơi, thư giãn.  Khi trẻ đi ngủ muộn và các cơ quan còn đang phát triển không được nghỉ ngơi tốt thì thể chất của trẻ sẽ xấu đi. Nếu trẻ nghịch điện thoại trước khi đi ngủ thì việc nhìn vào màn hình trong phòng tối lại càng hại mắt hơn.

4. Trí nhớ

Trẻ đi ngủ muộn chắc chắn sẽ thiếu tập trung và buồn ngủ vào ban ngày. Lúc này não bộ đờ đẫn và không thể ghi nhớ tốt. Trí nhớ suy giảm sẽ làm giảm hiệu quả học tập của trẻ, dẫn đến kết quả học tập kém. Trẻ đi ngủ sớm sẽ tỉnh táo thoải mái vào ngày hôm sau, tiếp thu

Trẻ ngủ sau 9h tối thua thiệt lớn so với trẻ ngủ sớm 5 điều này, càng lớn càng khó san lấp ảnh 2

5. Sự khác biệt về hệ miễn dịch

Giấc ngủ có liên quan mật thiết đến việc nâng cao khả năng miễn dịch và khả năng chống lại bệnh tật của con người. Sau khi một người chìm vào giấc ngủ, tế bào lympho T và tế bào lympho B trong máυ đã tăng lên đáng kể. Tế bào lympho là ʟực lượng chính xây dựng khả năng miễn dịch của con người, và sự gia tăng của nó có nghĩa là khả năng chống lại sự xâm nhập của bệnh tật của cơ thể được tăng cường.

các chuyên gia cho rằng, người lớn ngủ đủ 8 tiếng, trẻ sơ sinh từ 1 đến 2 tuổi nên ngủ từ 13 đến 14 giờ một ngày; trẻ từ 2 đến 4 tuổi nên ngủ 12 giờ; trẻ từ 4 đến 7 nên ngủ 11 giờ; và thanh thiếu niên giữa độ tuổi từ 7 đến 15 nên ngủ từ 9 đến 10 tiếng mỗi ngày.

Đối với trẻ em, các chức năng thể chất chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng vốn đã yếu, nếu ngủ không đủ giấc chắc chắn sẽ kém hơn, hệ miễn dịch của trẻ quen ngủ muộn kém hơn hẳn so với trẻ ngủ sớm, chúng lại hay ho sốt và bệnh vặt.

Thói quen thức khuya của cha mẹ sẽ khiến trẻ ngủ muộn. Vì vậy, khi đã biết khoảng cách bé ngủ sớm ngủ muộn, mẹ nên hình thành thói cho con thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm.

Từ 9 giờ tối, mẹ có thể tắt đèn và tắt TV, người lớn nên dừng trò chuyện. Nếu bố mẹ chưa buồn ngủ có thể ra khỏi phòng làm việc riêng, không làm phiền trẻ. Một giờ trước khi đi ngủ, tốt nhất không cho trẻ tiếp xύc với ti vi, máy vi tính, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác, vì chúng dễ dàng kích thích não bộ của trẻ, gây hưng phấn và khó đi vào giấc ngủ. Bố mẹ cần nghiêm túc dành nhiều thời gian hơn để hình thành thói quen ngủ sớm cho con. cố gắng hình thành một khuôn mẫu cố định, chẳng hạn như kể chuyện trước khi đi ngủ cho trẻ nghe, nghe nhạc nhẹ nhàng, xoa dịu cảm xύc của trẻ, tạo môi trường yên tĩnh và bình yên trước giờ đi ngủ cho trẻ.

Leave a Comment