4 sự khác biệт giữa đứa trẻ tự ngủ và đứa trẻ phải ru mới ngủ: Cнênh lệch về chỉ số IQ và chiều cᴀo

todattn

Trí nhớ của những đứa trẻ khó ngủ kém hơn rất nhiều so với những đứa trẻ tự ngủ. Điều này là do hệ thống thần kinh trong vỏ não quyết định chất lượng trí nhớ.

Không biết các mẹ ở đây nuôi con khổ cực nhất là giai đoạn nào, chứ em vẫn sợ nhất là mỗi lần ru con ngủ. Con bé nhà em đi ngủ là cả nhà cứ phải bật hết bài nhạc này đến bài nhạc khác, đủ các thể loại từ nhạc trữ tình đến nhạc quốc tế. Chưa kể còn phải ẵm trên tay, đi lòng vòng hết căn phòng rồi mới chịu ngủ. Sau này sinh bé thứ 2 mọi thứ khác hẳn cô chị các mẹ ạ, em chỉ cần đưa ti vào cho bé bú là mắt đã nhắm ghiền lại, ngủ không biết trời trăng mây gió gì. Sau này em nghe chuyên gia tâm lý cho rằng, một em bé tự ngủ và một em bé phải ru mới ngủ được có sự khác biệt đáng kể về IQ khi lớn lên, các mẹ cùng tham khảo nhé:

1. Khác biệt về chỉ số IQ và chiều cao

Một đứa trẻ có nếp ngủ đều đặn, dễ đi sâu vào giấc ngủ điều này nói lên chất lượng giấc ngủ của con rất tốt, bộ não và cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi hoàn toàn trong khi ngủ, nhờ đó cơ thể phát triển tốt hơn, trí thông minh cũng được kích thích tối đa.

Ngược lại nếu trẻ khó đi vào giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, hiện tượng này kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.

Một nghiên cứu về ảnh hưởng của giấc ngủ đối với trí nhớ từ Đại học Y Harvard (Mỹ), kết quả cho thấy trí nhớ của những đứa trẻ khó ngủ kém hơn rất nhiều so với những đứa trẻ tự ngủ. Điều này là do hệ thống thần kinh trong vỏ não quyết định chất lượng trí nhớ. Trẻ khó ngủ trong thời gian dài sẽ chậm phát triển trí não hơn, hoạt động của hệ thần kinh kém dần, dẫn tới khả năng đọc thông tin và trí nhớ không tốt.

2. Tác động đến sự độc lập

Đối với những đứa trẻ phải có bố mẹ ru mới dễ ngủ được khi lớn lên thường có tính phụ thuộc vào bố mẹ, khó tự lập và không biết sắp xếp công việc, dần dần sẽ có tính ỷ lại vào bố mẹ. Trong khi đó, các bé có thể tự ngủ từ sớm có khả năng tự biết điều chỉnh hành vi, ý thức cao về thời gian, phát triển tính tự lập và khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ.

3. Khác biệt về tính cách

Nhìn vào những đứa trẻ tự ngủ thường có tính cách ngoan ngoãn, không quá nhõng nhẽo vào bố mẹ. Còn những bé cần cha mẹ dỗ dành khi ngủ lại thường hay ăn vạ và khóc khi không được như ý mình. Một số học giả nước ngoài đã khảo sát và phát hiện ra rằng những đứa trẻ khó ngủ có xu hướng hình thành tính cách hướng nội, cô đơn và không thích chơi với bạn bè khác. Trái lại trẻ tự ngủ thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng.

4. Khả năng miễn dịch cơ thể

Khi trẻ tự đi ngủ sớm, trẻ được ngủ giấc dài hơn, cơ thể cũng có nhiều thời gian nghỉ ngơi nên sức đề kháng của trẻ cũng tốt hơn hẳn.

*Cách để con dễ đi vào giấc ngủ*

Trẻ cần được tập các thói quen ngủ ngay từ khi chào đời. Trình tự các bước cũng như không gian nơi ngủ sẽ giúp con hiểu được điều này. Vì thế mẹ cần lưu ý những điều sau:

– Trước khi con đi ngủ 30 phút, mẹ cần giảm dần ánh sáng. Tốt nhất là để đèn thật mờ, màu vàng.

– Tạo không gian yên tĩnh, không điện thoại, ti vi hay bất kỳ thiết bị điện tử nào ở nơi ngủ của con.

– Tạo cho con các hoạt động theo một trình tự nhất định để con biết đã đến giờ đi ngủ như: tắm nước ấm, lau người, ăn sữa, đọc sách, mát xa và đi ngủ.

Cách này cần thực hiện liên tiếp từ 6-7 tuần và càng tạo thành nếp sớm bao nhiêu, bé sẽ tự mình đi vào giấc ngủ dễ dàng bấy nhiêu.

Leave a Comment