Khác biệt lớn giữa 2 chị em sau 15 năm bố mẹ ly hôn: Rời mẹ con cọc cằn, xa bố con bất an

todattn

Updated on:

Hậu quả của ly hôn con cái là người chịu tổn thương nhiều nhất. Sống thiếu cha hoặc thiếu mẹ là điều không đứa con nào muốn.

Ngày nay, tỷ lệ bố mẹ ly hôn ngày càng cao. Nhiều người thà chấp nhận cuộc sống độc thân hơn là kéo dài một cuộc hôn nhân với người chồng hoặc vợ không còn tình cảm, khiến bản thân phải chịu đau khổ. Mặc dù ly hôn là cách có thể giúp vợ hoặc chồng thoát khỏi sự rằng buộc không hạnh phúc đó nhưng nếu đã có con, việc bố mẹ ly hôn có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của đứa trẻ.

Một bộ phim tài liệu đã từng ghi lại sự khác biệt giữa con cái của một cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Hai vợ chồng có hai con, cô con gái lớn 10 tuổi và đứa con út 8 tuổi. Hai người quyết định ly hôn vì không còn tình cảm với nhau. Sau khi bố mẹ ly hôn, con gái lớn theo cha còn con gái sống cùng mẹ. 15 năm sau, hai chị em có sự khác biệt rõ rệt trong tính cách. Sự khác biệt này cũng khiến họ trải qua những thất bại ở các mức độ khác nhau trong chuyện tình cảm.

Sống cùng với bố suốt nhiều năm qua, cô bé càng lớn càng có nhiều nét giống con trai. Cô bé rất mạnh mẽ nhưng thiếu đi sự dịu dàng cần có của một cô gái. Ở tuổi 25, cô đã hai lần quen bạn trai nhưng cuối cùng phải chia tay vì bất đồng. Cô thậm chí còn lên kế hoạch sẽ sống một mình cả đời. Còn con gái nhỏ sống cùng mẹ, cô bé rất ngoan hiền nhưng lại nhút nhát. Việc thiếu đi tình thương trọn vẹn của một gia đình có đủ bố lẫn mẹ đã ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm của cô bé về tình yêu. Do thiếu cảm giác an toàn, cô bé luôn sợ mất đi người yêu. Chính điều đó khiến cô bé luôn là người chủ động, sống buông thả trong các mối quan hệ của mình và gặp phải nhiều người đàn ông cặn bã. Bất chấp những điều này, cô con gái nhỏ vẫn tràn đầy hy vọng về tình yêu và khao khát ngôi nhà của chính mình.  

Rõ ràng, sau khi bố mẹ ly hôn, tác động của việc sống thiếu đi bố hoặc mẹ đối với đứa trẻ sẽ rất lớn. Hy vọng rằng mỗi cặp vợ chồng sẽ có trách nhiệm hơn với cuộc hôn nhân của họ và cố gắng tránh làm tổn thương con cái ngay cả khi họ đã ly dị.Vậy, sự khác biệt giữa trẻ sống với cha và trẻ sống cùng mẹ là gì?

Thứ nhất, xa mẹ con sẽ cọc cằn

Trong gia đình, người mẹ thường đại diện cho hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, ân cần và chu đáo. Họ sẽ chăm sóc cuộc sống hàng ngày của con cái và dành cho chúng tình yêu thương và sự chăm sóc đủ đầy. Nếu một đứa trẻ thiếu sự đồng hành của mẹ khi nhỏ, tính cách của trẻ thường sẽ trở nên mạnh mẽ. Bởi vì trẻ chưa hoặc thiếu đi sự ấm áp của tình mẫu tử, nên trẻ khó có thể truyền đi sự ấm áp cho người khác. Những đứa trẻ như vậy có thể dễ dàng tạo quá nhiều áp lực tâm lý cho bản thân, thường cọc cằn và cuộc sống cũng thiếu đi niềm vui.

Thứ hai, rời bố con cảm thấy bất an 

Lúc nhỏ, cha đóng một vai trò rất quan trọng, vừa là trụ cột vừa là người bảo vệ cho cả gia đình. Vì vậy, bố không chỉ có thể khiến con trẻ có cảm giác được an toàn và mạnh mẽ mà còn cho phép trẻ hiểu thế giới từ một cấp độ khác và giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của chúng. Đặc biệt đối với con trai, bố càng cần dành nhiều thời gian hơn ở bên để con được rèn luyện và nuôi dưỡng sự dũng cảm và độc lập. Nếu một đứa trẻ thiếu sự chăm sóc của cha trong thời thơ ấu, cả bé trai và bé gái đều sẽ thiếu cảm giác an toàn. Về tính cách, lòng tự trọng tương đối thấp, nhút nhát khi gặp khó khăn và thậm chí sợ hòa đồng với người khác.

Tóm lại, việc trẻ sống xa cha hoặc rời mẹ sau khi bố mẹ ly hôn có tác động rất lớn đối với sự phát triển về thể chất và sức khỏe tinh thần, hoàn toàn không có lợi cho sự hình thành một nhân cách lành mạnh. Do đó, cha mẹ phải có trách nhiệm cho cuộc sống hôn nhân và con cái của mình. Đừng dễ dàng ly hôn. Nếu buộc phải ly hôn, hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho các con và cùng nhau chăm sóc các con sau khi ly hôn. 

Leave a Comment