4 điều bố cần làm để giúp trẻ tự tin hơn khi con nhút nhát, hay bị вắᴛ ɴạᴛ

todattn

Những đứa trẻ thường xuyên bị bắt nạt thường có tâm lý nhút nhát, hay lo sợ. Điều này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trong tương lai của con.

Các ông bố có biết cách giúp con lấy lại sự tự tin không?

1. Nhạy bén trước những thay đổi bất thường của con

Khi bị bắt nạt, đa số mọi đứa trẻ đều cảm thấy lo sợ, muốn giấu giếm với mọi người. Tuy nhiên, tâm lý của trẻ sẽ thể hiện hết ra ngoài thông qua những hành động trong cuộc sống thường ngày.

Những đứa trẻ bị bắt nạt thường bất ngờ trở nên khép kín, ít nói, không muốn giao tiếp với người thân, thường xuyên viện lý do để nghỉ học, cơ thể xuất hiện những vết lạ,…

Bố nên quan sát con kỹ càng hơn để kịp nhận ra những thay đổi bất thường, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo con đang bị bắt nạt. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bố nhanh chóng tìm ra giải giáp hợp lý và kịp thời can thiệp, hỗ trợ con khi cần.

2. Thật bình tĩnh trước mặt con

Ông bố nào chắc chắn cũng cảm thấy nóng giận, mất kiểm soát khi biết tin có người đang trêu chọc hoặc có hành vi bắt nạt con mình. Tuy nhiên, lối hành xử khôn ngoan lúc này là bố phải thực sự bình tĩnh, đặc biệt là khi có mặt con ở đó.

Người xưa có câu “giận quá mất khôn”, tức giận có thể khiến bố vô tình đưa ra phát ngôn hoặc có những hành động không hay trước mặt con cái. Điều này có thể khiến trẻ càng trở nên sợ hãi hơn và cảm thấy mình đang phải gánh chịu những điều hết sức kinh khủng.

Thay vì nóng giận, chửi bới, đưa ra những lời đe dọa,… Bố hãy thẳng thắn nói với con một cách bình tĩnh rằng hành vi bắt nạt là sai trái. Nhưng con có thể yên tâm vì chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề này một cách ổn thỏa bằng cách thông báo cho những người có trách nhiệm xử lý.

3. Rèn phong thái tự tin cho con

Một điều cũng quan trọng không kém các ông bố nên luyện tập cho con mình mỗi ngày đó chính là rèn phong thái tự tin cho trẻ. Khi đối diện với bạn xấu, có hành vi bắt nạt, trêu chọc,… hãy dạy trẻ tin tưởng vào bản thân và dám trực tiếp đối mặt thay vì khóc lóc, cam chịu.

Bố có thể đưa ra một số tình huống giả định (ví dụ như nếu bị vứt cặp sách, bị các bạn trêu chọc, bị bạn đánh,…) con sẽ làm gì để bé tập xử lý tình huống.

Ngoài ra, bố cũng có thể hướng dẫn con tự vệ, khi cảm thấy nguy hiểm nên tìm cách chạy thoát, tìm sự trợ giúp từ những người lớn như thầy cô, bác bảo vệ,… tránh xa hoặc không hành xử gây mâu thuẫn khi đứng gần những đứa trẻ hay có hành vi bắt nạt người khác.

4. Luôn ở bên cạnh ủng hộ con

Rèn tâm lý cho con là điều hết sức cần thiết. Để trẻ thêm vững vàng, không có cách nào hiệu quả hơn việc nói cho trẻ biết bố mẹ luôn ở bên cạnh, yêu thương và sẵn sàng giúp đỡ, ủng hộ con. Dĩ nhiên bố không nên tạo cho trẻ tâm lý yếu đuối, chỉ trông chờ vào việc ỷ lại, dựa dẫm.

Đây chỉ là những lời động viên, khích lệ tinh thần giúp con hiểu được giá trị của bản thân và sẵn sàng mạnh mẽ đáp trả lại khi bị bắt nạt. Ngoài ra, điều này cũng giúp gắn kết sợi dây tình cảm giữa bố và con. Con sẽ thoải mái tâm sự, thông báo ngay cho bố những chuyện không hay mình gặp phải để có cách xử lý nhanh chóng, kịp thời.

Lo lắng là cảm giác vô cùng bình thường của các ông bố khi thấy con mình bị bắt nạt. Nhưng thay vì quá hoang mang, bố nên là người đóng vai trò dẫn đường, luôn ở bên cạnh động viên, hỗ trợ con kịp thời để bé không đánh mất sự tự tin của mình bố nhé.

Leave a Comment