Dù có rộng lượng đến mấy cũɴg ɦãy “ki bo” ở 3 phương diện, làm vậy mới tốt cho mình

todattn

Updated on:

Học cách ki bo đúng lúc, đây là một sự bảo vệ cho bản thân, cũng là trách nhiệm với người nhà. Kiếm tiền rất vất vả, tiêu tiền cần có sự tiết chế, đầu tư cần có sự cẩn trọng.

Trong xã hội này, người hào phóng sẽ dễ dàng nhận được sự tán thưởng. Thực tế trong cuộc sống cũng có không ít người vô cùng rộng rãi, thích giúp đỡ người khác. Họ cảm thấy tiền chỉ là vật ngoài thân, vì vậy, dù là với mình hay với người khác, họ cũng đều không mềm tay khi tiêu tiền.

Họ muốn mua thì mua, muốn tiêu thì tiêu. Bất kể là ở phương diện tiêu tiền hay đối đãi với người khác, đều là kiểu tùy ý, độ lượng, hào phóng, kiểu mình thích thì mình giúp thôi. Nhưng những kiểu người như này cũng rất dễ tiêu đi những đồng tiền oan uổng, tiêu nhầm tiền.

Các cụ bảo rằng tiền phải tiêu sao cho đúng chỗ, một người dù có hào phóng tới đâu, cũng nhất định phải “ki bo” một chút ở 3 phương diện, làm vậy là tốt cho mình.

Phương diện thứ nhất: Đừng bao giờ tùy tiện cho người khác vay tiền

Người bình thường thường không dễ dàng gì mở mồm đi vay tiền người khác, nhưng nếu có người vay tiền thì sao? Rất nhiều người vì vấn đề này mà đau đầu không ít.

Thông thường mà nói, tiền là vấn đề nhạy cảm, quan hệ vay và cho vay nó là một kiểu tin tưởng, một sự ủng hộ. Người hào phóng có lẽ sẽ không ki bo chút tiền của mình đi giúp đỡ người khác.

Có những thứ tiền, có thể cho vay đi, chẳng hạn như tiền cứu mạng, tiền nuôi con ăn học, những thứ tiền này khi cho vay, đều là đang tích đức cho mình. Nhưng có những thứ tiền không thể nào tùy ý cho vay đi như vậy được, nếu không ngược lại sẽ rước họa vào thân, chẳng hạn như cho những người không biết cảm ơn, không giữ chữ tín hay muốn tiêu tiền vào các mục đích không chính đáng…

Cho người không giữ chữ tín vay tiền, chẳng khác nào cầm bánh bao ném chó, một đi không trở lại; cho người không biết biết ơn vay tiền, chẳng có chút lợi ích nào cho bản thân, đợi tới lúc mình cần tiền cần đòi họ, nói không chừng sẽ gây ra mâu thuẫn giữa hai bên, tự rước họa vào thân; cho người vay tiền để tiêu vào mục đích không tốt, nhiều khi đó không phải là giúp mà là đang hại họ.

Vì vậy, khi cho vay tiền, nhất định phải hiểu con người đối phương cũng như mục đích dùng tiền của họ, nghĩ kĩ rồi hãy đưa ra quyết định.

Phương diện thứ 2: Đừng tiêu tiền vào những việc vô ích

Tiền lúc cần dùng tới mới oán trách sao ít vậy. Trong xã hội này, thứ cần tiêu tiền quả thực quá nhiều. Mỗi ngày mở mắt ra là đều phải tiêu tiền, không tiền một bước cũng khó đi. Sống ở đời, họa phúc không biết đường nào mà lần, nhiều khi vẫn nên có cho mình một tài khoản tiết kiệm, để phòng cho những tình huống bất ngờ xảy đến.

Nhiều khi, lúc cần tới tiền, nhưng lại không có để tiêu, cảm giác quả thực rất đau khổ và bất lực. Bất kể là khi nào, tiết kiệm tiền mới là an toàn nhất, vì nó giúp chúng ta không phải đi cầu sự giúp đỡ từ người khác.

Nhiều người có tính cách tiêu hoang, tiêu tiền không suy nghĩ xem mình có cần hay không, tiêu tiền theo cảm tính. Họ thấy món đồ yêu thích là lập tức mua, nhìn thấy món ăn mình thích lập tức mua, chỉ để thỏa mãn cái ham muốn vật chất tức thời của mình.

Tiền bạc, đối với một vài người mà nói, quả thực rất dễ kiếm, nhưng đối với phần lớn mọi người thì nó lại không dễ dàng chút nào. Những người vất vả kiếm ra những đồng tiền sương máu, khi tiêu nên có sự tiết chế, học cách quản lý tài chính hay đầu tư, có vậy thì tiền mới ngày càng nhiều. Thường xuyên tiêu tiền một cách bộc phát, không có sự suy tính lâu dài, những người như vậy, dù có tiền thì cũng sớm sẽ phá sản mà thôi.

Có chút tiền, chi bằng lấy ra phụng dưỡng cha mẹ, đầu tư nhiều hơn cho học tập của con cái, năng làm những việc có ích với mình hơn, có như vậy mới không lãng phí.

Phương diện thứ 3: Đừng đâm đầu vào mấy vụ đầu tư không đáng tin cậy

Có những người cứ có chút tiền là ngay lập tức lao vào mấy vụ đầu tư mạo hiểm, không thèm tìm hiểu kĩ càng, thấy người thân bạn bè giới thiệu là ngay lập tức rung rinh, không nhịn được theo người ta làm tới, sợ không làm thì sẽ thiệt.

Đầu tư luôn tồn tại mạo hiểm, huống hồ gì có những người ngoài mặt nói là giúp chúng ta kiếm tiền những thực chất là cũng đang chụp lợi cho mình, nếu hoàn toàn tin tưởng họ, đầu tư vào những kênh hay hạng mục không đáng tin, vậy thì chuyện phá sản chỉ là chuyện sớm chiều.

Khi muốn đầu tư, hãy dùng tới cái đầu lý trí của mình, suy nghĩ nghiêm túc xem có đáng hay không, xem liệu mình có gánh được mạo hiểm hay không? Nếu muốn đầu tư, trước tiên bạn cần phải chắc chắn rằng dù có bỏ tiền ra đầu tư thì mình và gia đình vẫn có thể sống được thoải mái, còn nếu lấy tiền giáo dục con cái hay tiền duy trì sinh hoạt cơ bản của gia đình để đổi lấy tiền đầu tư, vậy thì tốt nhất là nên dừng lại.

Như vậy thì ít nhất lúc cần tiền cũng không tới nỗi không đào đâu được ra tiền.

Lời kết:

Nhiều khi, hào phóng là một kiểu phong độ, nhưng nhiều khi nó cũng là một sự xuẩn ngốc. Người thông minh là người biết tiếc tiền, yêu tiền và dùng tiền, chứ không dùng tiền cho mấy việc vô bổ. Có những chuyện đáng để chúng ta hào phóng, nhưng cũng có khi nên ki bo, hãy ki bo, cái vấn đề sĩ diện nó chẳng liên quan gì ở đây cả.

Học cách ki bo đúng lúc, đây là một sự bảo vệ cho bản thân, cũng là trách nhiệm với người nhà. Kiếm tiền rất vất vả, tiêu tiền cần có sự tiết chế, đầu tư cần có sự cẩn trọng.

Tiền, đối với một gia đình, nhiều khi chính là cảm giác an toàn, là cảm giác hạnh phúc, vì vậy, đừng bao giờ tiêu tiền cho những chuyện không đáng, đừng bao giờ lãng phí tiền bạc, có vậy cuộc sống mới thoải mái hơn.

Leave a Comment