Cách cho hơn của đem cho: 3 cách hành xử của bố mẹ khi con xin tiền làm tổn ᴛнươnɢ ʟòɴg tự trọng của trẻ

todattn

Updated on:

Cha mẹ nào cũng muốn quản lý con cái về chuyện tiền bạc vì trẻ còn nhỏ, chưa biết cách xài tiền, rất dễ bị dụ dỗ hoặc hình thành thói quen tiêu xài hoang phí.

Quản lý con cái về chuyện tiền bạc là chuyện hiển nhiên trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ thường không nghĩ rằng cách mình đối xử với con khi trẻ xin tiền ảnh hưởng đến tâm lý và việc hình thành tính cách của con.

Nhà Na thuộc hàng khá giả, bố mẹ mua sắm cho Na không thiếu thứ gì từ quần áo, đồ chơi, còn thức ăn bánh kẹo hoa quả luôn đầy tủ lạnh. Duy chỉ có tiền là Na không được cho vì bố mẹ Na lo sợ có tiền con sẽ ăn những thứ độc нại, bị bạn bè bắт nạt để lấy tiền, xài tiền quen tay… Một hôm Na xin mẹ 10 ngàn đồng. Thay vì hỏi han con xin tiền để làm gì thì mẹ Na chỉ nói “không có” rồi giục Na lên xe đi học. Từ hôm đó Na ít nói hẳn, đi học về thường chui tọt vào phòng. Bố Na thấy con gái khác lạ liền hỏi han thì Na cho biết: “Các bạn có tiền mua quà bánh ăn chung với nhau, con không có nên không dám chơi với các bạn nữa”.

Trẻ con cũng có lòng tự trọng. Chúng sẽ trở nên mặc cảm, sống khép kín nếu không bằng bạn bằng bè.

Thực ra, việc cho con tiền đi học mỗi ngày không có gì là nghiêm trọng. Trẻ cũng cần phải học cách xài tiền và quản lý chi tiêu từ nhỏ. Trách nhiệm của cha mẹ là định hướng cho con cách tiêu xài hợp lý.

Đầu tiên, cha mẹ hãy giúp con hiểu giá trị của đồng tiền, cho trẻ thấy để có tiền, cha mẹ phải làm việc chăm chỉ đến mức nào. Vì vậy, khi tiêu tiền chúng ta luôn phải cân nhắc và có tính toán để tránh hoang phí.

Thứ hai, con cũng cần xài tiền cho các nhu cầu cá nhân. Do đó cha mẹ hãy cho con một khoản cố định mỗi ngày hoặc mỗi tuần, mỗi tháng. Hãy để con tùy ý sử dụng tiền nhưng cha mẹ thỉnh thoảng hãy hỏi thăm con đã dùng tiền vào việc gì để góp ý cho con cách chi tiêu hợp lý.

Cuối cùng, hãy tạo điều kiện cho con kiếm tiền bằng cách lao động để con hiểu tiền không tự nhiên mà có, phải vất vả mới kiếm được.

Đặc biệt, 3 cách ứng xử của cha mẹ khi con xin tiền dưới đây dễ làm con tổn thương và gây rạn nứt mối quąn hệ với con cái.

1. “Không có” và không đưa ra lý do

Giống như trường hợp của mẹ Na, phụ huynh này không hề hỏi con xin tiền làm gì mà chỉ lạnh lùng trả lời “không có”, cũng không hề cho con cơ hội giải thích. Như vậy dễ làm trẻ ức chế, cảm thấy mình không được quan tâm. Theo đó, trẻ dần trở nên xa cách và ngầm chốпg đối lại cha mẹ.

2. Ném tiền trước mặt con

Một số cha mẹ thường cư xử rất thô lỗ với trẻ khi con xin tiền. Dù lý do con cần tiền rất chính đáng nhưng có phụ huynh không đưa tiền tận tay con mà bực bội ném xuống đất hoặc quăng về phía con. Đây là thái độ vô cùng tàn nhẫn, làm tổn thương con nghiêm trọng và có thể khiến trẻ luôn bị ám ảnh về tiền bạc, về sự thiếu thốn.

3. “Nhà mình không có tiền”

Nhiều cha mẹ hay dùng lý do nhà mình nghèo để từ chối cho con tiền. Trong tình huống này, trẻ chỉ biết cam chịu và đành chấp nhận sự thật rằng gia đình mình rất khó khăn. Theo đó, một số bé có thể trở nên u uất và luôn sống trong mặc cảm vì thua sút bạn bè.

Có thể nói, tiền bạc là vấn đề nhąy ᴄảm không chỉ với người lớn mà cả với trẻ con. Vậy nên, cha mẹ nên cư xử khéo léo để tránh làm tâm lý trẻ trở nặng nề, suy nghĩ tiêu cực về cha mẹ, sống khép kín trong nỗi tự ti hay nảy sinh tư tưởng phải có tiền bằng mọi cách.

Leave a Comment