Thực tế chứng minh: Trẻ sinh ra trong gia đình bố mẹ yêu thương nhau sẽ sớm trở thành đứa con xuất sắc

Thu Hang

​Trẻ lớn lên trong gia đình có bố mẹ yêu thương, có động lực và đặt ra quy tắc sẽ được nuôi dạy trở thành đứa trẻ xuất sắc.

Đối với trẻ em, gia đình là môi trường giáo dục và cha mẹ là người thầy tốt nhất của con. Việc một đứa trẻ có thể giành chiến thắng ở vạch xuất phát hay phát huy hết tài năng của chính mình để có kết quả trong tương lai, môi trường gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Thực tế cho thấy, gia đình có bố mẹ yêu thương, đặt ra quy tắc cho trẻ và có động lực dễ tạo ra những đứa trẻ xuất sắc trong tương lai. Điều này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho trẻ.

1. Gia đình có bố mẹ yêu thương nhau

Trong gia đình, mối quan hệ bố mẹ có tác động đến quan điểm tình yêu và cách trẻ chọn bạn đời cũng như cuộc hôn nhân sau này. Khi thấy bố mẹ yêu thương nhau, trẻ cũng tự nhiên không coi mình là trung tâm.

Lớn lên trong tình yêu thương đủ đầy, nhận được sự quan tâm và săn sóc của cả bố mẹ, đứa trẻ sẽ được phát triển toàn diện. Những đứa trẻ này cũng biết cách yêu thương và quan tâm mọi người, can đảm để yêu. Cha mẹ sẽ là hình mẫu để trẻ chọn bạn đời sau này.

Nếu một gia đình mà người chồng quá bận rộn kiếm tiền còn người vợ thì tối ngày ở nhà chăm con. Người chồng không gần gũi vợ, dành thời gian cho con sau khi anh làm về. Một đứa trẻ lớn lên trong gia đình như thật khó để có được hạnh phúc. Chúng có xu hướng sống khép kín, ngại giao tiếp và đặc biệt thiếu tự tin trong chuyện tình cảm.

2. Gia đình có quy tắc

Ngoài sự yêu thương của bố mẹ sẽ nuôi dạy con cái xuất sắc, gia đình quy tắc cùng rất quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành thói quen ứng xử phù hợp. Quy tắc là ranh giới. Đặt quy tắc cho trẻ, cha mẹ cũng dễ dàng quản lý hành vi của con.

Ngoài việc hình thành thói quen ứng xử phù hợp, đặt ra quy tắc cho trẻ còn bảo vệ trẻ, để trẻ biết tự trọng và tôn trọng người khác. Có một câu nói rất hay về định nghĩa quy tắc: Quy tắc là sự kiểm soát và bảo vệ. Có thể hiểu rằng, quy tắc giúp trẻ kiểm soát được hành vi mình không được làm những gì như “không được làm ồn”, “không được vừa ăn vừa xem ti vi”,… và bảo vệ trẻ trong một số trường hợp như có người lạ, chơi với bạn bè bằng quy tắc “không được mở cửa cho người lạ”, “hòa đồng với bạn bè”,…

Đối với các bé nhỏ, cha mẹ có thể đặt ra quy tắc như “kiên nhẫn” và “kiên trì”. Những đức tính này rất tốt cho tương lai của trẻ.

3. Gia đình có động lực

Ai đó từng nói rằng “Sống không có động lực, bạn đang tự giết chính bản thân và cuộc sống của bạn”. Nếu mục tiêu giúp trẻ vạch ra những định hướng thì động lực chính là chất “xúc tác” giúp trẻ hoàn thành mục tiêu ấy.

Động lực đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là gia đình. Động lực là gì? Động lực chính là không nghĩ về chuyện đã qua, không lo sợ về tương lai mà phải sống tốt cho hiện tại.

Khi một người biết làm thế nào để bản thân tốt hơn, họ sẽ gặp những điều tốt đẹp trong tương lai. Chỉ khi có động lực, làm việc với nguồn năng lượng tràn trề và hứng khởi, con người ta mới dễ dàng đi đến thành công. Nếu sống mà không có động lực, người ta khó mà đạt được kết quả như kỳ vọng.

Người xưa có câu “Tính cách quyết định số phận, gia đình quyết định tính cách. Cái gọi là “gen”, suy cho cùng cũng đến từ yếu tố gia đình. Ngay cả sự nỗ lực của bản thân cũng phụ thuộc vào môi trường gia đình. Không phải gia đình nào cũng có thể cho trẻ một chiếc xe hơi sang trọng, nhưng ít nhất có thể cho trẻ một ngôi nhà hạnh phúc và trọn vẹn. Trên hết, cha mẹ biết yêu thương nhau còn tạo ra những đứa con xuất sắc. Đó mới thật sự là của để dành quý nhất của mỗi bố mẹ.

Leave a Comment