3 điều quý giá bố mẹ cần nhớ khi dạy con lễ phép với người lớn để trong nhà ngoài ngõ đều được lòng

todattn

Updated on:

“Dạy con lễ phép” là một trong những cụm từ giáo dục các bố mẹ thường xuyên tìm kiếm nhất. Điều đó cho thấy dù trái đất có quay bao nhiêu vòng thì lễ nghĩa vẫn là điều chúng ta quan tâm hàng đầu ở thế giới này

3 điều quý giá mẹ cần nhớ khi dạy con lễ phép với người lớn khiến người trong nhà ngoài ngõ đều được lòng

Tuy nhiên, dạy con lễ phép là cả một quá trình, thậm chí ngay cả khi con lớn lên vẫn phải tiếp tục dạy, vì phạm trù đạo đức này gồm ti tỉ thứ. Vậy nên các bố mẹ cũng không việc gì phải xoắn nếu hôm nay tự dưng thằng con 3 tuổi của mình bỗng dưng giở chứng, một hai không thèm chào hỏi bác tổ trưởng dân phố mà mẹ nó phải gặp có việc. Có thể nó đang ở giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên ba, hoặc nó cảm thấy lạ lẫm, không có thiện cảm với người đối diện. Cũng có khi bố mẹ nó gấp quá chưa cho nó ăn gì, mà trời nắng nóng làm nó vừa đói vừa khát thì nó làm sao tập trung vào cái mệnh lệnh mẹ nó đang lặp đi lặp lại: “Chào bác đi con!”, “Ơ cái thằng này sao không chào bác”, “Lì là về nhà no đòn nghe chưa”… Trong khi đó bác tổ trưởng dân phố thì cứ đơ ra, cảm thấy thừa thãi, ngại ngùng, có lỗi vì mình đang làm khó một thằng bé đáng yêu thế kia.

Nhưng nói gì thì nói, nếu rơi vào tình huống đó nhiều bố mẹ sẽ không giữ được sự bình tĩnh với con, thậm chí về nhà còn đánh, chửi, phạt bé vì tội không nghe lời, không lễ phép.

Đừng la đánh con khi phạm lỗi các bố mẹ nhé. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ thường xuyên bị đánh chửi lớn lên dễ tự ti, mặc cảm, suy nghĩ tiêu cực thậm chí dễ bị trầm cảm. Mặt khác, các bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp dạy con tiến bộ như Montessori, Reggio, Waldorf… Và từ những phương châm giáo dục của họ, đặc biệt là quan điểm không giáo dục trẻ bằng la mắng, trừng phạt, chắc chắn các bố mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong việc nuôi dạy con.

3 điều quý giá mẹ cần nhớ khi dạy con lễ phép với người lớn khiến người trong nhà ngoài ngõ đều được lòng ảnh 1

Chẳng hạn trong trường hợp trên, bố mẹ có thể xứ lý như sau:

Bố mẹ chào bác tổ trưởng làm gương: Cháu chào bác.

Bố mẹ nhắc con nhẹ nhàng: Con chào ông nhé

Đứa bé đứng yên.

Bố mẹ không thúc giục, bắt ép con chào bác tổ trưởng. Bố mẹ nói đỡ thay con: cu Bin chào ông ạ.

Sau đó về nhà, bố mẹ sẽ nhẹ nhàng hỏi con: Tại sao hôm nay con không chào ông. Hãy nghe con trả lời và sau đó bố mẹ sẽ giải thích cho con hiểu tại sao con phải chào hỏi người khác. Bố mẹ cũng có thể nói thêm với con rằng lời chào giống như một món quà con trao cho người đối diện và họ rất vui. Nói chung là tùy theo tuổi con mà bố mẹ giải thích sao cho dễ hiểu, đơn giản, đặc biệt giúp con cảm nhận giá trị tốt đẹp từ việc mình làm.

Như vậy, điều chính yếu ở đây là bố mẹ không nên bắt ép con làm điều con không muốn đồng thời phải tìm cách giúp con hiểu con sai ở đâu, sửa chữa thế nào.

3 điều quý giá mẹ cần nhớ khi dạy con lễ phép với người lớn khiến người trong nhà ngoài ngõ đều được lòng ảnh 2

Không chỉ dạy con chào hỏi, bố mẹ còn dạy con cư xử lễ phép, văn minh (đưa đồ vật cho người lớn bằng hai tay, gõ cửa trước khi bước vào, không chen ngang khi người khác đang nói, biết nói vâng – dạ, biết nói lời cảm ơn – xin lỗi, không vứt rác bừa bãi…)

Khi dạy con biết lễ phép, bố mẹ cần lưu ý 3 điều sau:

1. Phải dạy con từ rất bé, từ lúc con bắt đầu hình thành thói quen bắt chước

Theo nhiều nghiên cứu, từ 2 tháng tuổi não bộ của con đã đã biết quan sát và cố gắng bắt chước người đối diện nhằm nỗ lực hoàn thiện khả năng giao tiếp với những người xung quanh. Nhưng khoảng 8 tháng trở đi, bé có thể bắt chước một số hành động người lớn dạy. Chẳng hạn con biết bái bai, biết cúi đầu cảm ơn khi ai cho vật gì… Vậy nên đây sẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu dạy con ngoan ngoãn, lễ phép.

2. Bố mẹ phải làm gương cho con

Trẻ em chính là tấm gương phản chiếu mọi hành động của bố mẹ. Muốn con lễ phép, bố mẹ nhất định phải làm gương cho con noi theo. Gặp ông bà, người lớn hơn mình bố mẹ phải thưa gởi, gặp người nhỏ hơn mình bố mẹ phải chào hỏi lịch sự, con nhìn thấy sẽ bắt chước. Trẻ quen dần với hình ảnh đẹp đẽ của bố mẹ ắt sẽ tử tế, thiện lương từ trong suy nghĩ và hành động.

3 điều quý giá mẹ cần nhớ khi dạy con lễ phép với người lớn khiến người trong nhà ngoài ngõ đều được lòng ảnh 3

3. Phải tôn trọng con

Bố mẹ dạy con lịch sự nhưng lại thường xuyên cư xử thô lỗ với con theo kiểu: Sao mày ngu thế, sao mày lì lợm thế, đồ lười chảy thây… thì hỏng bét nhé. Một đứa trẻ không được tôn trọng sẽ không biết cách tôn trọng và cư xử tốt đẹp với người khác.

Chắc chắn dạy con lễ phép, ngoan ngoãn là cả một quá trình rất dài và không hề đơn giản. Mẹ cứ từ từ, nhẹ nhàng uốn nắn con. Đồng thời mẹ chịu khó đọc, tìm hiểu thêm một số phương pháp dạy con tiến bộ để có thêm nhiều kiến thức hữu ích, tránh mắng chửi và dùng roi vọt với con.

Leave a Comment