9 hành vi cho thấy con bạn có ɴguy cơ là đứa trẻ ɦỗn láo, bất hiếu, cha mẹ pɦải rèn giũa ngay

todattn

Updated on:

Ở mỗi giai đoạn phát triển trẻ lại có những hành vi mà người lớn cảm thấy rất khó chấp nhận. Tuy nhiên, thay vì mặc kệ trẻ, cha mẹ nên uốn nắn để con biết đó là hành vi không đúng, trẻ sẽ không tái phạm nữa.

Dưới đây là 9 hành vi của trẻ cha mẹ cần đặc biệt lưu ý:

1. Luôn đòi hỏi và bắt bố mẹ phải làm theo những gì trẻ yêu cầu

Tất cả những đứa trẻ đều có thói quen đòi hỏi cha mẹ một thứ gì đó. Tuy nhiên nếu trẻ quyết liệt tới mức ăn vạ, khóc lóc, tức giận cào cấu cha mẹ thì đó là một biểu hiện không hề tốt.

2. Trẻ không hòa đồng với bạn đồng trang lứa

Khi chơi cùng những đứa trẻ khác, trẻ hư thường không bao giờ biết chia sẻ, hòa đồng mà chúng thường chỉ thích khư khư lấy tất cả mọi thứ về mình. Nếu bạn bè muốn cùng chơi, trẻ sẽ khóc lóc, thậm chí đánh bạn. Những đứa trẻ như thế này thường sẽ không được bạn bè quý mến.

3. Trẻ hay tranh cãi với người lớn

Bạn đã bao giờ gặp phụ huynh luôn bảo vệ con trong mọi hoàn cảnh dù con họ làm sai. Một mặt, đó là kiểu hành vi tự nhiên nhưng nếu cha mẹ không thảo luận về tình huống với con trước mà chỉ đổ lỗi cho giáo viên và những người khác thì đứa trẻ sẽ bắt đầu có cảm giác có thể thoát khỏi mọi trách nhiệm.

Trẻ sẽ nghĩ rằng mình luôn đúng và những người khác chỉ là kẻ ngốc không biết gì, từ đó nảy sinh thái độ thiếu tôn trọng mọi người. Cha mẹ cần giáo dục con để chúng biết tôn trọng những người xung quanh.

4. Trẻ muốn chiếm hết thời gian rảnh của cha mẹ

Một đứa trẻ có quá hư hỏng sẽ quá phụ thuộc vào các thành viên gia đình chúng. Trong tình huống này, trẻ là “trung tâm của vũ trụ” trong gia đình, vì vậy cha mẹ cũng trở thành nguồn hạnh phúc cho chúng.

Điều quan trọng là phải quan tâm đầy đủ đến trẻ em nhưng chúng nên hiểu rằng cha mẹ cũng có nhu cầu riêng. Khi cuộc sống gia đình xoay vòng quanh mong muốn của một đứa trẻ thì đó là một dấu hiệu chắc chắn rằng đứa trẻ hư hỏng.

5. Trẻ nói chuyện như ngang hàng với cha mẹ

Bản thân cha mẹ ngay từ đầu phải dạy cho trẻ cách nói năng phù hợp, đúng quy tắc, có trên có dưới. Nếu thả cửa cho trẻ thích nói sao cũng được, trẻ sẽ không thấy uy quyền của cha mẹ.

Thậm chí, trẻ sẽ cảm thấy chúng có cùng một vị trí trong hệ thống phân cấp gia đình (và thậm chí có thể cao hơn) như cha mẹ, dẫn đến chúng có thể hành động một cách thiếu tôn trọng và tự phụ.

6. Trẻ không thích tham gia những hoạt động thi thố

Cha mẹ thường dễ dãi với những đứa trẻ hư hỏng và không dạy chúng cách tham gia cuộc thi. Vì vậy, khi đứa trẻ nhận ra rằng trong cuộc sống thực tế, chúng không luôn là người giỏi nhất, chúng sẽ từ chối tham gia bất kỳ cuộc thi nào.

7. Không làm theo những gì bố mẹ nói, ngay cả khi điều đó là hợp lý

Trẻ luôn tỏ ra chống đối, thích làm trái lại những gì cha mẹ nói, thậm chí ngay cả khi trong thâm tâm trẻ biết những điều cha mẹ nói là đúng. Những đứa trẻ kiểu này chính là đang muốn thể hiện mình, khẳng định mình một cách bướng bỉnh, ngang ngược.

8. Trẻ nổi cơn thịnh nộ khi không được như mong muốn

Trẻ mới biết đi thường không biết cách thể hiện cảm xúc, khi muốn thứ gì mà không được đáp ứng, trẻ sẽ khóc lóc, ăn vạ, thậm chí nằm lăn trên sàn.

Tuy nhiên, khi đứa trẻ đã đến tuổi đi học nhưng vẫn hành động như một đứa bé, chọn đúng thời điểm để bật khóc, chắc chắn chúng đang thao túng cha mẹ. Hãy nhớ rằng nếu sau một cuộc đối đầu, cha mẹ cảm thấy trống rỗng và kiệt sức nhưng đứa trẻ có được thứ chúng muốn và trông khá hạnh phúc, đó là sự không ổn trong mối quan hệ.

9. Trẻ không tự kiểm soát được cảm xúc bản thân

Những đứa trẻ hư thường không tự kiểm soát được bản thân mình. Chúng thích nghiêm trọng hóa vấn đề, vui cười quá trớn, khó kìm nén cảm xúc của mình.

Chúng không quen với việc kiểm soát tính khí, nhìn nhận hành vi hay nói về trải nghiệm, cảm xúc của bản thân. Với chúng, cách duy nhất để thể hiện cảm xúc của là thông qua những biểu hiện cảm xúc thái quá.

Bố mẹ nên làm gì trong những trường hợp này?

Trước tiên, cha mẹ tuyệt đối không đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi vô lý của trẻ dù trẻ có năn nỉ, khóc lóc, ăn vạ hay làm gì đi nữa. Ngay cả khi điều đó xảy ra ở nơi công cộng, cha mẹ cũng nên kiên quyết, không thỏa hiệp với bé với mục đích cho yên chuyện.

Thứ hai, khi trẻ nói muốn một thứ gì đó, bố mẹ hãy hỏi và bảo trẻ chỉ ra những lợi ích của thứ đó. Mỗi khi làm điều này, bố mẹ chỉ cho trẻ thấy rằng ở nhà cũng có nhiều món đồ chơi tương tự, do đó không cần phải mua thêm.

Thứ ba, những đứa trẻ hư thường chỉ biết nghĩ tới bản thân mình mà thôi, chính vì thế bố mẹ cần chỉ ra cảm giác khủng khiếp như thế nào nếu có một người nào đó giật đồ chơi của trẻ.

Thứ tư, cha mẹ phải là người tuân thủ những quy tắc do chính mình đặt ra. Mặc dù cha mẹ có thể nhượng bộ hơn là nói “không”, nhưng trẻ cần có một quy tắc rõ ràng để tuân theo các điều luật bố mẹ đặt ra.

Leave a Comment