Tiết lộ 5 quy tắc dạy con nghe lời răm rắp mà chẳng cần phải “đao to búa lớn”

todattn

Nhà thiết kế Nikita Ivanov đã tiết lộ những quy tắc giúp anh có thể nuôi dạy hai đứa con của mình trở nên ngoan ngoãn, biết vâng lời.

Các bố có thể tham khảo để giúp việc nuôi dạy con trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Trao quyền tự do cho con

Làm bố hẳn ai cũng muốn bao bọc, bảo vệ đứa con của mình. Thế nhưng, trước khi đặt ra những hạn chế lên con nhỏ, bố cần cân nhắc thật kỹ để cân bằng giữa sự an toàn và tự do cá nhân, sở thích của trẻ. Thế giới xung quanh luôn ẩn chứa nhiều điều mới mẻ, thú vị mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng khát khao được khám phá. Càng trải nghiệm, tìm hiểu trẻ càng trưởng thành và thông minh hơn. Vậy nên, thay vì giữ bé khư khư ở nhà, bố hãy để con tự do trải nghiệm trong một môi trường lành mạnh, an toàn.
5-quy-tac-day-con-ngoan-ngoan-khong-can-“dao-to-bua-lon”-danh-cho-bo
Ngoài ra, bố cũng nên lắng nghe mong muốn và cho con quyền được tự do lựa chọn. Vì những đứa trẻ không được quyền lựa chọn, lớn lên sẽ dễ trở thành những người lớn thiếu quyết đoán, bị phụ thuộc. Điển hình, hãy hỏi ý kiến của con về bữa sáng, đồ chơi, phim hoạt hình con yêu thích, cho con được tự do lựa chọn quần áo và kế hoạch cuối tuần.

2. Đừng làm con sợ hãi

Mong muốn con ngoan ngoãn, biết vâng lời, nhiều ông bố đã dùng cách hù dọa để dạy con. Không chỉ lấy những nhân vật “đáng sợ” như chú cảnh sát, ông kẹ, mỗi khi trẻ không vâng lời nhiều ông bố còn dọa trẻ theo kiểu: “Bố sẽ không thương con nếu…”, “Bố sẽ bỏ rơi con”, “Con không phải là con của bố mẹ”… Thế nhưng bố có biết, những lời nói mang tính chất đe dọa này không những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, mà còn có thể khiến con trở nên ương bướng, tự ti và mất đi sự chủ động trong cuộc sống.

Để thuyết phục trẻ nghe lời, bố cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ hiểu như thế nào là đúng/sai, tốt/xấu thay vì hù dọa và dùng đòn roi. Ngoài ra, bố và mẹ cũng nên thống nhất trong cách dạy con để giúp trẻ hình thành tính cách và thói quen tốt. Nếu mẹ đang phạt, thì bố không nên quá thương con mà xóa bỏ hình phạt đó và ngược lại. Chính sự nhất quán trong cách dạy sẽ giúp con nhận ra lỗi sai và tránh tái phạm vào lần sau.
5-quy-tac-day-con-ngoan-ngoan-khong-can-“dao-to-bua-lon”-danh-cho-bo
3. Hãy đối xử công bằng, đừng thiên vị

Đừng bao giờ nói với con rằng “Con là anh/chị nên phải nhường em”, “Con nhường em gói bánh/món đồ chơi này nhé, sau này bố sẽ mua cái khác cho con”… Chính sự thiên vị này sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý, cũng như mối quan hệ giữa các các con. Tốt nhất, bố nên đối xử công bằng với các con. Ví dụ, nếu có một thanh socola, bố hãy nhờ con lớn chia đều cho cả hai, tuyệt đối không được bắt đứa nọ nhường đứa kia.

4. Bình tĩnh khi dạy con

Con cái luôn là hình ảnh phản chiếu của bố mẹ từ biểu cảm gương mặt, điệu bộ cơ thể đến cả cách cư xử với mọi người xung quanh. Vì thế, bố cần cẩn thận trong cả hành vi và lời nói của mình trước con cái. Cụ thể, trong trường hợp trẻ ương bướng và ăn vạ, thay vì quát nạt, la mắng, bố hãy bình tĩnh để xử lý vấn đề. Cách làm này không những giúp bố tạo hình mẫu tốt đẹp trong mắt trẻ, mà còn góp phần giúp con biết cách cư xử khéo léo trong tương lai.
5-quy-tac-day-con-ngoan-ngoan-khong-can-“dao-to-bua-lon”-danh-cho-bo
5. Đừng so sánh trẻ

So sánh con với một đứa trẻ khác, bố sẽ vô tình khiến con đánh mất sự tự tin và cơ hội phát triển tiềm năng. Mỗi đứa trẻ đều sở hữu một tố chất đặc biệt, thay vì so sánh “Con không bằng bạn” hay khen ngợi quá mức “Con của bố là giỏi nhất”, bố nên giúp con nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình và hỗ trợ con hoàn thiện bản thân ngày một tốt hơn.

Leave a Comment