3 thời điểm cha mẹ buộc phải “cho roi cho vọt”, giờ mang tiếng tàn nhẫn nhưng lớn lên con sẽ biết ơn

todattn

Sử dụng đòn roi đúng cách, đúng thời điểm và không lạm dụng chính là một phương pháp dạy con hiệu quả.

3 tình huống mẹ buộc phải

Với các ông bố bà mẹ hiện đại, việc dùng roi vọt với con trong thời điểm hiện tại được xem là phương pháp dạy con phản khoa học. Đồng ý rằng bạo lực không phải là lựa chọn tốt để dạy con và lạm dụng đòn roi có thể gây nên những ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tâm lý lẫn thể chất của trẻ, thế nhưng theo các chuyên gia, để uốn nắn con nên người, trong một số trường hợp bố mẹ vẫn có thể “cho roi cho vọt” đúng cách. Chỉ cần biết đâu là điểm dừng, phương pháp này sẽ giúp trẻ phân biệt được đúng sai và cư xử có phép tắc, không trở thành những con người vô ơn, cao ngạo hay xấu tính khi lớn lên.

1. Lặp đi lặp lại một lỗi sai quá nhiều lần

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, và tùy thuộc vào điều này, bố mẹ cần cân nhắc chọn lựa những phương pháp dạy con phù hợp. Có những đứa trẻ chỉ cần bố mẹ la rầy vài câu đã lập tức sợ hãi và không dám tái phạm lỗi lầm. Một số lại ưa thích sự nhỏ nhẹ, dịu dàng, chỉ cần giải thích cho con hiểu bé đang sai ở đâu, lần sau con sẽ có ý thức vâng lời, không lặp lại lỗi tương tự như thế. Nhưng cũng có những đứa trẻ khá ương bướng và dù bố mẹ có thử hết mọi cách từ năn nỉ ỉ ôi, la mắng hay đưa ra một số hình phạt thì trẻ cũng không sợ và cứ tái diễn những hành vi phạm lỗi, đặc biệt là những lỗi nghiêm trọng như ăn hiếp bạn, đánh bạn, ăn cắp, leo trèo chạy nhảy ở những nơi nguy hiểm,… lúc này, mẹ nên cân nhắc phạt con bằng 1 hay 2 roi để trẻ có thể vì đau mà nhớ và không dám lặp lại sai lầm như thế.

2. Vô lễ, không tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi

3 tình huống mẹ buộc phải

Nhiều bố mẹ vì quá nuông chiều nên đã nuôi dạy ra những đứa trẻ vô lễ, cao ngạo và thậm chí còn không hiếu thảo về sau. Nếu trẻ có thái độ hỗn hào, ăn nói không đúng phép tắc và xem thường người lớn tuổi. Bố mẹ cần nghiêm khắc dạy dỗ vì càng thờ ơ xem thường hay chỉ nhắc nhở qua loa, trẻ sẽ càng có nguy cơ trở thành con người vô ơn, bất hiếu trong tương lai.

3. Ném đồ đạc, tức giận vô cớ

Trẻ nhỏ đương nhiên sẽ có cảm xúc thay đổi thất thường, cũng sẽ rất khó tránh khỏi những khi con tức giận vô cớ, nhưng bố mẹ cần để ý cách hành xử của con mỗi khi tức giận. Nếu trẻ nóng nảy vô cớ đi kèm những hành động như ném vỡ đồ đạc, đánh người xung quanh,… thì đây chính là dấu hiệu không ổn. Con cần được dạy dỗ nghiêm túc để có thể loại bỏ tính xấu này ngay từ khi còn nhỏ. Trong trường hợp này, việc “cho roi cho vọt” cũng sẽ giúp con chấn chỉnh lại, hiểu ra vấn đề và thay đổi thái độ, biết cách kiềm chế cảm xúc cũng như hành vi của mình để không làm ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Nói tóm lại, đòn roi nên là biện pháp cuối cùng để dạy con và bố mẹ cũng cần hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng bạo lực. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bắt buộc phải đánh để con nhớ, hãy chú ý những vấn đề sau:

3 tình huống mẹ buộc phải

– Tuyệt đối không đánh con khi bản thân đang nóng giận vì có thể gây ra những hậu quả khôn lường

– Trước khi đánh con, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu con đang phạm phải lỗi gì, cho con xác nhận xem lỗi này bị đánh có đáng hay không để trẻ suy nghĩ ra vấn đề, chấp nhận chịu phạt mà không có thái độ ấm ức, giận hờn bố mẹ

– Không nên đánh vào những bộ phận nhạy cảm như đầu, cổ, lưng,… và không sử dụng lực quá mạnh, tăng dần theo mỗi lần đánh

– Không đánh mắng con trước mặt nhiều người, đánh mắng trẻ ở nơi công cộng dễ khiến con bị tổn thương tâm lý

Leave a Comment