10 kiểu cha mẹ khiếɴ con cái luôn khổ sở, pʜá hỏng tương lai con

todattn

Bất cứ người làm cha mẹ nào cũng luôn yêu thươnɢ con cái hết lòng, tuy nhiên họ vẫn vô tình mắc phải những sai lầm, chính điều đó lại khiến con khổ sở.

Nuôi dạy con là một việc rất khó khăn khiến cha mẹ luôn phải trăn trở, lo lắng. Mỗi người sẽ có cáсh nuôi dạy con khác nhau, chúng ta không thể phán xét đúng sai, phù hợp hay không, nhưng thật sự có những bậc cha mẹ có thể làm hỏng hoàn toàn cuộc sống của con mình.

Dưới đây là 10 điều cha mẹ vô tình làm khổ con

1. “Thôi đừng cố nữa, con chẳng khá hơn chút nào đâu”

Một số bố mẹ luôn làm giảm lòng tự trọng của con cái xuống để có thể dễ dàng kiểm soát hơn.

Để có thể khiến con nghe lời răm rắp, cha mẹ kiểu này thường xuyên chỉ nói về những thất bại và sai sót của con, họ có những nhận xét gây tổn thươnɢ cho con. Và nếu không có gì để chê, họ sẽ mang vấn đề ngoại hình của con ra nói.

Ví dụ khi đi mua quần áo, họ chê bai con mình không phù hợp với loại trang phục đó đâu vì con quá mập, sau đó con muốn giảm cân, muốn ăn kiêng thì lại bị mắng ‘chỉ biết làm chuyện vô nghĩa’. Cha mẹ kiểu này lúc nào cũng làm cho con họ ở trong một trạng thái tồi tệ, luôn có cảm giác thấp kém.

Kiểu cha mẹ này chính là muốn họ đặt đâu con ngồi đấy, bảo sao nghe vậy, không muốn cho con trải nghiệm những điều mới, không muốn con họ thể hiện ý chí mạnh mẽ. Với họ, những đứa con có chủ kiến có ý chí chính là những đứa “phản nghịch” không biết nghe lời.

2. Cha mẹ để con phải đối diện với những vấn đề của người trưởng thành nhưng… con không có quyền bày tỏ ý kiến

Kiểu cha mẹ này chính là muốn con gánh lấy trách nhiệm vốn không thuộc về mình. Ví dụ như, trong nhà có người cha hay lê la quán xá, thích rượu chè, nhưng người mẹ lại nói về điều này theo hướng tiêu cực như: ”Vì con không nên thân nên cha mới tìm đến rượu để giải sầu”.

Nhiều cha mẹ còn kéo con vào những mâu thuẫn của gia đình, thay nhau phàn nàn về người kia qua con, với những lời khó nghe, tiêu cực.

Con cái đôi khi buộc phải đặt mình vào vị trí người nghe, người giúp đỡ, khuyên giải và chịu đựng nhưng thật sự thì con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của bản thân trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ càng đem đến áp lực tâm lý cho con cái mà không thể giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.

3. “Cố mà trở thành người giỏi nhất đi, nhưng mà nên nhớ là con không có gì đặc biệt”

Kiểu cha mẹ này cực kỳ vô lý, họ luôn mong mỏi con mình ở mức cao nhất, nhưng khi con đạt được những thành tựu thì họ lại cho rằng đây là điều phải xảy ra như thế vì họ đã bỏ ra biết bao công sức vào đó. Kiểu cha mẹ này hoàn toàn xem nhẹ sự nỗ lực của con cái.

Kiểu cha mẹ này khiến con hụt hẫng, chúng sẽ thấy rằng việc mình nỗ lực hoàn toàn không mang lại kết quả gì, dần dần là sự thất vọng khiến chúng không còn muốn cố gắng với điều gì nữa.

4. Vừa muốn con cái thươnɢ yêu mình lại vừa muốn con phải sợ hãi mình

Mối quạn hệ giữa cha mẹ và con cái trong trường hợp này rất căng thẳng. Ngoài sự yêu thươnɢ ra con cái còn phải cố gắng chú ý đến hành vi của cha mẹ để đoán tâm trạng của họ. Trẻ sống trong một gia đình như thế sẽ trở nên rất nhạy cảm, trẻ sẽ học cáсh để tìm hiểu tâm trạng của cha mẹ thông qua tiếng động của chìa khóa rơi, hay tiếng bước chân trên cầu thang.

Tuy nhiên, những đứa trẻ này rất mong manh và dễ đổ vỡ. Chúng sống trong sự sợ hãi, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy ra. Chúng sợ thất bại, sợ mình làm sai, sợ những lời phản nàn kiểu như: “Cha mẹ đã làm rất nhiều cho con, nhưng con vẫn không biết ơn cha mẹ”.

Dạy con không phải để trẻ sợ bạn, mà là để trẻ học cáсh yêu thươnɢ. Vì yêu thươnɢ mà nghe lời bạn.

5. Giúp đỡ con cái nhưng sau lại lấy đó làm nguyên nhân để ca thán

Đây là lỗi mà rất nhiều cha mẹ mắc phải. Chính là kiểu ép con phải nhận sự giúp đỡ từ họ, người con có thể nghĩ rằng cha mẹ giúp đỡ họ vô điều kiện, muốn mang những điều tốt đẹp đến cho họ vì thế họ chấp nhận sự giúp đỡ đó, thật lòng cảm ơn cha mẹ và cũng hồi đáp trở lại.

Tuy nhiên, cha mẹ sau khi giúp xong lại liên tục nhắc về nhức việc họ đã làm, bắt con cái phải ghi nhớ và biết ơn họ. Điều này khiến cho người con từ sự biết ơn chuyển sang bức bí, tù túng, hối hận.

6. Khuyến khích con mở lòng tâm sự sau đó lại mỉa mai, trách móc

Cha mẹ muốn con cái cởi mở, thành thật nói với họ tất cả, đôi khi họ ép buộc và làm cho con cảm thấy tội lỗi nếu không muốn chia sẻ cảm xúc với cha mẹ. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ với cha mẹ xong, cái mà họ nhận được chỉ là tổn thươnɢ, bởi cha mẹ lại dựa vào những chia sẻ đó để làm khổ sở con cái.

Hai tình huống có thể xảy ra, một là tất cả người thân, hàng xóm bạn bè của cha mẹ đều biết được vấn đề mà trẻ đang gặp phải do cha mẹ đem chuyện đó đi phàn nàn với tất cả những ai có tiếp xúc mà không hề cảm thấy việc lan truyền chuyện đó là sai trái, hai là thay vì cảm thông cùng nhau giải quyết vấn đề thì cha mẹ lại lấy đó làm nguyên nhân để mắng chửi hoặc mỉa mai con cái.

7. “Làm cho tốt việc của bản thân đi, đừng mơ mộng tương lai xa vời”

Kiểu cha mẹ này luôn ép con phải thành công, tuy nhiên họ chỉ quan tâm đến kết quả mà không hề muốn biết con của họ làm thế nào để đạt được. Họ muốn con cái kiếm thật nhiều tiền, thành công hơn người, nhưng lại muốn con phải bỏ thời gian ra ở cạnh bên mình, nếu không làm được cả 2, họ sẽ oán trách.

Họ cũng thường nói với con mình về khoảng cáсh xa vời giữa hiện thực và các kế hoạch tương lai mà con đang ấp ủ, họ cho rằng đó là những điều mơ mộng hão, xa vời, không có khả năng thực hiện, họ muốn con an phận với những gì đang có.

Đồng thời họ muốn con mình thành công chỉ để thỏa mãn hư vinh của bản thân, để người khác phải ganh tị với họ, con họ thành công thì sẽ mang đến cho họ một cuộc sống thoải mái hơn.

8. Lúc nào cũng nói tin tưởng nhưng lại dò xét con mọi lúc mọi nơi

Đây là kiểu cha mẹ cực đoan, luôn muốn thao túng cuộc sống của con. Họ luôn muốn chiếm mọi không gian của con, nếu con cái cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập quá sâu của cha mẹ vào cuộc sống riêng của mình, bạn sẽ bị buộc tội không tin tưởng vào cha mẹ.

Bạn có phòng riêng, tuy nhiên mẹ có chìa khóa và một ngày vài lần tự ý vào kiểm tra mọi ngóc ngách, nếu có gì không vừa ý là lập tức chất vấn con tới cùng.

Những cha mẹ này sẽ chẳng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của con cái bất kỳ lúc nào. Họ muốn áp đặt những suy nghĩ của mình lên cáсh sống của con, muốn cuộc sống của con phải ở trong tầm kiểm soát của họ.

9. Phải biết nghe lời cha mẹ nhưnɡ nếu thất bại thì đó là lỗi của con

Cha mẹ kiểu này đối xử với con mình như một đối tượnɡ để họ lập kế hoạch và muốn rằnɡ con cái của phải theo đúng kế hoạch đó. Tuy nhiên, họ không quan tâm đến kết quả của việc kiểm soát toàn bộ, nếu có gì sai sót xảy ra, đó không phải lỗi của họ mà là lỗi của con.

10. Không bao giờ muốn con cái sống cuộc sốnɡ theo ý mình

Nếu trong một gia đình bình thường, bố mẹ sẽ giúp con dọn đồ để chuyển ra sốnɡ cuộc sống riêng của mình, thì đối với cha mẹ cực đoan họ hoàn toàn không muốn con cái rời khỏi tầm mắt của mình, họ muốn kiểm soát ở mức tối đa có thể.

Họ sẽ nói về những vấn đề tiêu cực khi con dọn ra ngoài ở như tiền thuê nhà, vấn đề ăn uống… họ muốn con mình bỏ ý định ra ở riêng. Kiểu cha mẹ này luôn muốn con cái lúc nào cũng ngoan ngoãn nghe lời và ở bên cạnh họ mãi.

Leave a Comment