Cha mẹ khôn ngoan phải biết “1 điều cần, 2 điều bỏ” để nuôi dạy con sớm ngày thành tài

todattn

Updated on:

Để trở thành cha mẹ khôn ngoan nên biết “1 điều cần, 2 điều bỏ” trong phương pháp giáo dục con.

Cuối tuần khi qua nhà anh trai chơi, tôi nghe các cháu vặn hỏi chị dâu:

“Tại sao các bạn trong lớp con đều có đồng hồ thông minh, còn con thì không?”

Nghe vậy, chị dâu trả lời:

“Ngoài việc có đồng hồ thông minh ra, bạn con còn có gì nữa không? Bạn có đạt hạng nhất trong kỳ thi vừa rồi không? Bạn có giúp đỡ các bạn trong lớp không? Không có gì cả đúng không? Vậy chiếc đồng hồ thông minh đó có thể làm bạn nổi bật không?”

Nghe vậy nhưng cháu tôi vẫn cố lý sự cho bằng mẹ để đòi bằng được chiếc đồng hồ thông minh.

Cảnh tượng này chắc nhiều gia đình cũng không xa lạ gì. Khi bố mẹ không muốn chiều mua cho con món đồ nào đó, đứa trẻ sẽ liên tục lý lẽ này nọ, thậm chí dẫn đến cả trận cãi vã chỉ để đòi bằng được. Nếu là mẹ, mẹ có muốn thỏa hiệp, chiều chuộng theo ý muốn của con không?

Có 1 điều cần và 2 điều bỏ để trở nên bậc sinh thành khôn ngoan, sáng suốt mà cha mẹ phải để tâm đến:

“1 điều cần”

Cần xem nhu cầu thật sự của con và khả năng đáp ứng chúng

Nhà tư tưởng Bacon từng nói: “Bạn có biết phương pháp nào biến con mình thành một người bất hạnh không? Phương pháp đó chính là chiều chuộng”.

Sự thỏa hiệp, để đổi lấy gương mặt rạng rỡ và sự hài lòng nhất thời của đứa trẻ sẽ góp phần hình thành nên bản tính kiêu ngạo trong tương lai của trẻ; Ngược lại, sự kiên trì đến cùng trong quyết định không thỏa hiệp sẽ khiến đứa trẻ tạm thời mất vui, nhưng sau cùng, bé sẽ được “giàu có” cả đời.

Trong một diễn đàn của các bà mẹ nuôi con nhỏ từng đề cập đến một vấn đề rất sâu sắc “Liệu những đứa trẻ được đáp ứng yêu cầu có thực sự hạnh phúc?”

Khi đưa ra bàn luận, một cư dân mạng phản hồi rằng: “Khả năng và mong muốn được đáp ứng và luôn khiến đứa trẻ sẽ liên tục quấy nhiễu người khác. Nếu được đáp ứng, nó sẽ chỉ mở rộng khả năng đòi hỏi đến vô hạn chứ không dừng lại.”

Dù vẫn biết chiều theo ý muốn của con là vấn đề lớn phải giải quyết nhưng nhiều bậc sinh thành vẫn bị mắc kẹt trong đó mà không muốn tìm cách thoát ra. Họ cảm thấy khổ sở khi chứng kiến con khóc lóc, van xin. Nhưng họ đâu biết rằng chính khi đáp ứng nhu cầu của con là cha mẹ đang từng ngày hủy hoại trẻ.

“2 điều bỏ”

Thứ nhất: Bỏ cách nghĩ “chỉ hài lòng”, hãy yêu trẻ con

Khi đưa con gái đi khám răng, chị Thư tình cờ thấy bạn cùng lớp của con gái và bố đang đợi ở sảnh. Khi con gái nháo nhạo đòi đồ uống, ông bố lấy một chiếc cốc giấy miễn phí từ quầy tự động và đi lấy nước lọc cho con. Thậm chí còn không mua cho bé một ly nước uống.

Có phải là ông bố này bủn xỉn quá không? Không! Ông ấy là chủ của một công ty bán đồ dùng thể thao. Ông có lý do để làm vậy. Ông bảo: “Nước bình thường vẫn có thể làm dịu cơn khát mà không cần tốn tiền mua. Không thể cho bọn trẻ quá nhiều tiện nghi vật chất ngay từ nhỏ”

Nghe anh nói xong tôi hiểu ngay đây đích thị là bậc sinh thành khôn ngoan, sáng suốt.

Cho con tất cả những gì cha mẹ có từng trở thành một tuyên ngôn sống của nhiều bậc cha mẹ. Không để con phải chịu khổ hoặc không cần đụng tay đụng chân đến việc gì ngoài việc học là cách để cha mẹ cho con một cuộc sống “hơn đời bố”. Nhưng cuối cùng tất cả sẽ mở ra điều gì sau đó?

Ở mức độ nhẹ nhất, đứa trẻ lớn lên mà không có khả năng sống sót. Tệ nhất là trẻ trở thành tội phạm với những tội trạng đáng bị xã hội lên án.

Chuyên gia giáo dục Makarenko từng nói: “Tất cả vì con, hy sinh tất cả cho con, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc của bản thân, đây là món quà khủng khiếp nhất mà cha mẹ dành cho con cái”.

Thứ hai: Bỏ kiểu từ chối một cách cứng nhắc, hãy cho con không gian để phát triển

Gần đây, mỗi lần cùng con đi mua sắm, nhìn thấy quầy bán đồ chơi, đôi chân của cu Tin như ngậm chì không chịu dịch đi cho. Nó liên tục hô: “Mẹ ơi, con muốn súng này, con muốn có bộ lego này…

Khi nghe con hò hét như vậy, là cha mẹ, bạn có làm lơ?

Nếu chiều con, lần sau bé sẽ tiếp tục đòi và còn đòi to tiếng hơn nữa. Còn từ chối thẳng thừng sẽ khiến đứa trẻ thất vọng và chống cự. Nhưng nếu mẹ chọn cách ngồi xổm xuống và nói với con: “Đồ chơi này con thấy hay, con rất thích và muốn có được nó. Vậy thì con hãy để dành tiền tiêu vặt mà mua nó. Không đủ, con sẽ phải làm việc để có tiền mua nó. Bán ve chai, giúp việc vặt hay gì đó, con sẽ có được khoản tiền riêng của mình”.

Đứa trẻ không còn cách nào khác phải nỗ lực để sớm có được khoản tiền mua đồ chơi và khi đó niềm hạnh phúc sở hữu món đồ yêu thích sẽ lớn lao hơn nhiều so với khi giở chiêu trò mè nheo.

Nếu là bậc sinh thành khôn ngoan, bạn sẽ nói với con rằng không phải tất cả mọi thứ trong cuộc sống đều là thứ con sẽ có được nếu muốn. Chờ đợi hoặc có được nó từ sự nỗ lực của chính bản thân mới thật sự bền. Không có chuyện há miệng chờ sung trên đời.

Leave a Comment