Cha mẹ thường xuyên hăm dọa con khiến trẻ bị tổn thương tâm lý, đánh mất tự tin

Thao Nguyen

Cha mẹ thường xuyên hăm con khiến trẻ ám ảnh tâm lý dài lâu, đánh mất sự tự tin, thậm chí khiến con cái ngày càng xa lánh cha mẹ.

Trong dạy dỗ con cái, nhiều cha mẹ luôn dùng thái độ cứng rắn bằng giọng điệu hăm dọa để ép trẻ phải vâng lời. Đứa trẻ có thể tạm thỏa hiệp vì sợ cha mẹ. Nhưng theo thời gian, việc cha mẹ thường xuyên hăm dọa con sẽ làm tổn thương trái tim non nớt của con. Đứa trẻ ngày càng nổi loạn và không muốn gần gũi cha mẹ.

1. Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Một khi trẻ bị cha mẹ hăm dọa, chúng sẽ nghĩ rằng đây là cách mà cha mẹ buộc chúng phải vâng lời hoặc thay vì yêu thương, cha mẹ lại làm tổn thương mình. Trẻ cảm thấy không được tôn trong và không thể giao tiếp bình đẳng nữa. Dần dà, trẻ sẽ che giấu sự không hài lòng của mình. Lâu dài, trẻ cảm thấy xa lánh và không muốn gần gũi cha mẹ.

2. Khiến trẻ đánh mất sự tự tin

La mắng và hăm dọa trẻ lâu dài dễ khiến trẻ đánh mất sự tự tin. Điều đó khiến trẻ không dám cãi lời hoặc trái ý cha mẹ. Vì nếu không nghe theo cũng đồng nghĩa trẻ sẽ phải đánh mất một cái gì đó. Sự hăm dọa lâu dài tác động tiêu cực đến tinh thần. Như một loại kích thích, nó sẽ luôn tồn tại trong tâm trí trẻ. Tác hại khi cha mẹ thường xuyên hăm dọa con khiến trẻ không còn tin vào chính mình, ngày càng tự ti.

3. Gây ra vấn đề tâm lý cho con

Dạy con bằng cách hăm dọa khiến trẻ bị ám ảnh tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Thậm chí một số trẻ thường xuyên bị cha mẹ hăm dọa còn nảy sinh các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như tự kỷ, trầm cảm,…

Bị cha mẹ dọa trong thời gian dài, nỗi sợ hãi trong trẻ sẽ ngày càng tăng lên, thậm chí khiến trẻ mất cảm giác an toàn. Giọng điệu cha mẹ càng lớn, càng gắt gỏng, nỗi sợ càng tăng cao.

Theo thời gian sẽ có những cái bóng tâm lý. Đứa trẻ không còn dám đưa ra bất kỳ ý kiến nào và kìm nén suy nghĩ của chính mình vì lo lắng bị cha mẹ hăm dọa. Dần dần, những cảm xúc tiêu cực này tích lũy trong suy nghĩ trẻ ngày càng nhiều sẽ rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ.

Như vậy kiểu dạy con bằng cách hăm dọa gây bất lợi lớn đối với sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một vài cách giúp cha mẹ tránh phải hăm dọa con.

Trao đổi quan điểm với con cái trên cơ sở bình đẳng: Khi con cái có hành vi trái với nguyên tắc cha mẹ đặt ra, hãy bình tĩnh và trò chuyện bình đẳng để trẻ hiểu và tự nguyện thay đổi. Chỉ có giao tiếp bình đẳng mới có thể cải thiện mối quan hệ cha mẹ – con cái và có thể hiểu được suy nghĩ của trẻ, giúp trẻ thay đổi hiện trạng.

– Dẫn dắt bằng các ví dụ: Cha mẹ là những người thấy đầu tiên của con. Dù trong hoàn cảnh nào, cha mẹ cũng nên làm gương cho con cái. Khi trẻ không vâng lời, cha mẹ nên dẫn dắt bằng các ví dụ để làm tăng độ tin cậy. Cách này không chỉ có thể thuyết phục trẻ mà còn thay đổi thói quen xấu và rèn tính kiên nhẫn cho con.

– Lắng nghe trẻ: Khi trẻ phản kháng, đừng dọa nạt con mà hãy lắng nghe những suy nghĩ bên trong của con. Mẹ hãy cho phép con được bày tỏ ý kiến. Lắng nghe và kiên nhẫn phân tích cho trẻ hiểu điều gì thật sự không phù hợp. Mẹ xem thử trẻ có chấp nhận điều đó hay không. Nếu trẻ chấp nhận, hãy để bé có thời gian xem xét lại. Bằng cách đó, thói quen xấu của trẻ dần dần được cải thiện.

Phương pháp giáo dục của cha mẹ quyết định tính cách của con cái. Cha mẹ ôn hòa, trẻ hiền lành. Nhưng nếu cha mẹ cư xử thô lỗ, hành vi của trẻ có xu hướng bạo lực, tính khí nóng này. Vì vậy trong việc dạy dỗ con, cha mẹ cần biết cương nhu đúng lúc, đừng quá cứng nhắc.

Leave a Comment