Con trai quát vào mặt bà ngoại, mẹ để lại lá thư tay, con đọc xong khóc suốt đêm dài

todattn

Updated on:

Con yêu!

Nhìn thấy con ngủ gục với những giọt nước mắt còn đọng trên mi, mẹ rất đau khổ và buồn lòng.

Về mâu thuẫn giữa con và bà, con phải hiểu rằng con còn nhiều điều phải nói nữa.

Hai con sâu mà con giấu kín trong hộp bút chì đã biến mất. Khi bà ngoại đang dọn dẹp thì thấy vỏ bút chì trong hộp đã gần đầy nên bà đã đổ ra ngoài mà không thấy hai con sâu đó đâu cả.

Khi phát hiện, con đã nổi đóa lên và hét vào mặt bà: “Đều là bà, đều tại bà hết! Ai bắt bà dọn đồ của tui!”

Thấy con buồn, bà liên tục xin lỗi, nhưng con vẫn quá quắt và quát bà.

Nói thật, mẹ chỉ muốn chạy vào và cho con một bài học ngay lúc đó.

Nhưng mẹ đợi.

Con đã là một học sinh tiểu học và lần này mẹ muốn trò chuyện với con như người đã có chút hiểu biết.

Hạnh phúc hàng ngày mà con có không phải tự nhiên đến.

Con trai à, trong lúc mẹ nghỉ sinh, một tay bà ngoại đã chăm sóc mẹ, từ giặt giũ đến ăn uống trong ngày chỉ để mẹ con mình được nghỉ ngơi.

Để lên với mẹ, bà ngoại đành phải để lại ông ngoại một mình ở quê dù ông đã có tuổi. Bà đã ở đây chăm mẹ con mình suốt 7 năm trời.

Bà đã chịu đựng tất cả sự xa lạ và nhớ mong quê, cả những thứ bà không hài lòng vì bà yêu con và yêu mẹ hơn bất kỳ điều gì khác.

Mỗi tối con ngủ, bà sẽ đến xem có con muỗi nào dòm ngó con không. Phản ứng của bà đôi khi còn nhanh hơn cả mẹ, chỉ để bảo vệ cho con.

Khi con đi học mẫu giáo, bà ngoại đã đảm nhận trách nhiệm đưa đón con ở nhà trẻ.

Mẹ không biết con có còn nhớ không. Trong một lần, hai bà cháu ngủ dậy muộn, cuống cuồng sách vở, bà đã giúp con thu xếp mọi thứ mà không kịp ăn bữa sáng. Cứ thế bà chạy lên chạy xuống cầu thang để kịp đưa con đi học đúng giờ. Vì vậy mà bà đã bị hạ đường huyết, suýt ngất sau khi trở về nhà.

Sau đó, mẹ nó với bà rằng “Mẹ đừng quá lo chúng con nữa, sức khỏe của mẹ mới là quan trọng nhất”.

Nhưng bà chỉ cười và nói “Thân già này còn vì con cháu được là may rồi”.

Tình yêu thương không đong đếm mà bà dành cho con đã lấp đầy khoảng trống mà bố mẹ, vì miếng cơm manh áo, không thể làm cho con được.

Tình yêu này thật không gì so sánh được. Con muốn tìm cũng không tìm được.

Con à, con có nhớ dì Trương hàng xóm không? Khi dì ấy kể về con trai Minh Minh của mình, mẹ đã khóc.

Có một lần Minh Minh bị tè ra quần ở trường, nhưng lúc đó dì Trương và bố của Minh Minh đều đi làm, lại không có người lớn tuổi ở nhà nên Minh Minh vẫn mặc quần ướt cho đến khi tan học.

Thử nghĩ xem, Minh Minh đã phải khó chịu như thế nào.

Nhìn qua Minh Minh, mẹ thấy con hạnh phúc hơn rất nhiều vì lúc nào cũng có bà. Gọi điện là bà sẽ mang tới.

Con quên nước, bà sẽ mang cho. Con làm bẩn đồng phục, bà sẽ giặt liền. Con đau ốm, bà sẽ đưa đến bệnh viện ngay.

Mẹ đã từng nghe một câu: Trên đời này, ông bà yêu cháu còn hơn cha mẹ yêu con.

Đúng vậy đó con à.

Con có tin không. Mẹ sẽ kể con nghe thêm một chuyện.

Ở Vị Nam, Thiểm Tây, một cụ ông 79 tuổi đạp xe đến bến xe buýt vào thứ sáu hàng tuần để đón cháu gái đi làm trong thành phố.

Lần nào ông cũng đến địa điểm này, đợi ít nhất 20 đến 30 phút và đợi lâu nhất là một tiếng đồng hồ. Ông không quan tâm mình đợi bao lâu, chỉ cần nhìn thấy cháu gái, trên mặt ông sẽ nở nụ cười.

Từ khi cháu gái học cấp 3 đến khi tốt nghiệp, ông đã làm việc dù mưa nắng suốt 10 năm. Dù cháu gái có thuyết phục thế nào, tuần nào cũng không phải đến đón cháu mới thấy thỏa lòng.

Chỉ là cháu gái mình, ông ấy luôn sẵn sàng cho đi gấp ngàn lần.

Con trai à, càng lớn lên, con sẽ càng thấy rằng phải may mắn lắm con mới có được một người bà vừa vụng về vừa yêu thương con nhiều đến vậy.

Nhìn vào đôi mắt của con thôi, bà đã hiểu được con muốn gì. Bà luôn không tiếc công sức để yêu con theo cách của bà.

Dưới sự che chở của bà, dù bên ngoài có khó khăn thế nào, con sẽ luôn là đứa trẻ bình an và thịnh vượng.

Khi còn nhỏ, đêm nào con cũng phải mân dái tai bà ngoại, nghe giọng bà mới có thể ngủ được.

Mỗi năm vào Tết Thanh minh, bà luôn để dành những cái bánh ngon ngọt nhất cho con và nó đã trở thành một phần tuổi thơ của con.

Tình yêu thương vô điều kiện của bà đã nâng đỡ tuổi thơ hồn nhiên của các cháu, và đó cũng là liều thuốc ấm áp nhất cho các cháu khi lớn lên.

Nhà tâm lý học Adler từng nói một câu nói nổi tiếng: “Những người hạnh phúc dùng tuổi thơ để chữa lành cuộc đời mình”.

Tuổi thơ được bà yêu thương chẳng phải là phương thuốc chữa bệnh suốt đời sao?

Con trai à, một ngày nào đó con sẽ hiểu rằng những đứa trẻ lặng lẽ được sinh ra ở nơi từng được người thân yêu thương hết mực, khi mùa đông lạnh giá của cuộc đời ập đến và bị thương xây xát sau nhiều va chạm, con sẽ không bao giờ mất đi sức mạnh và dũng khí để nhìn lên những vì sao.

Con trai à, mẹ mong con hãy trân trọng mối quan hệ quý giá giữa các thế hệ trong gia đình và trân quý nó nhiều nhất có thể.

Mẹ hy vọng con sẽ luôn biết ơn và lớn lên sẽ trở thành một người đàn ông với trái tim giàu yêu thương và ấm áp như nắng tỏa.

Leave a Comment